Đánh bay vi khuẩn bám trên chăn mền ga gối những ngày cuối năm với mẹo hay

Những ngày cuối năm cũng là lúc hầu hết nhà nhà đều tất bật dọn dẹp nhà cửa để chào đón năm mới. Một năm cũ trôi qua để lại rất nhiều bụi bẩn khắp nơi trong tổ ấm, đặc biệt là trên giường ngủ. Liệu bạn đã biết cách giặt chăn mền ga gối và tiêu diệt vi khuẩn có hại trên đó chưa? Nếu chưa hãy cùng EZ Laundry khám phá trong bài viết này!

Vì sao bạn phải cẩn thận dọn dẹp và vệ sinh chăn mền ga gối ngày Tết thật cẩn thận?

“Tẩy uế" chăn gối, nệm trong nhà

Giường ngủ là nơi bạn trút bỏ mệt mỏi và ngả lưng để thư giãn sau những vất vả cuộc sống. Cũng vì thế, giường ngủ sẽ tiếp xúc với rất nhiều bụi bẩn, vi khuẩn từ quần áo, môi trường xung quanh… và trở thành một “ổ vi khuẩn”. Sau một năm qua đi, lượng vi khuẩn tích tụ ngày càng nhiều và dẫn đến nhiều loài vi sinh vật ký sinh đáng sợ như:

1. Rệp giường

Khe giường, chăn mền là nơi trú ngụ lý tưởng của rệp giường. Thức ăn ngon miệng nhất của rệp giường là máu người. Cú cắn của chúng chỉ gây ra cảm giác ngứa khiến cảm thấy không quá quan trọng nhưng lâu dài dẫn đến tình trạng thiếu sắt.

2. Mạt bụi

Dựa trên rất nhiều nghiên cứu, trên giường ngủ của bạn sẽ có hơn 10 triệu con mạt bụi với kích thước siêu nhỏ. Thức ăn yêu thích là da chết của con người. Ngoài ra, mạt bụi có thể thải phân đến hơn 20 lần mỗi ngày. Khi con người hít phân chúng sẽ dẫn đến các bệnh hen suyễn ảnh hưởng hệ hô hấp.

3. Mốc Cladosporium

Mốc Cladosporium là loại nấm mốc phát triển cực kì mạnh ở môi trường ẩm ướt. Với môi trường giường ngủ có dịch tiết con người và hơi ẩm mồ hôi lại là điều kiện thuận lợi hơn nữa. Những loại mốc này có màu sắc xanh hoặc đen và bám đầy trên mặt chăn mền, nệm ngủ.  Khi hít phải nấm mốc lâu ngày sẽ có thể dẫn đến bệnh hen suyễn và viêm phổi.

4. Vi khuẩn E.coli

Thông qua các tiếp xúc với quần áo, vật dụng… đã nhiễm khuẩn Ecoli, giường nệm của bạn sẽ bị lây nhiễm loại vi khuẩn này. Khi bị nhiễm vi khuẩn E.coli sẽ xuất hiện các triệu chứng sốt, cúm… Nếu tình hình chuyển biến xấu sẽ gây hại đến các cơ quan và làm bệnh nhân tử vong.

5. Siêu vi khuẩn MRSA

Với những ai chưa biết, vi khuẩn MRSA được xem là loại siêu vi khuẩn đáng sợ cho loài người. Vi khuẩn MRSA sẽ thâm nhập cơ thể người thông qua các vết xước, vết thương hở trên da. Hậu quả gây ra chính là làm giảm chức năng, suy nhược cơ thể và nhiễm độc máu.

Nguy hiểm hơn, vi khuẩn MRSA có đặc điểm kháng thuốc kháng sinh rất cao. Theo thống kê có đến 20 – 50% người nhiễm vi khuẩn MRSA không thể chữa trị được các loại thuốc hiện nay.

Ngoài những vi khuẩn kể trên thì trên giường và chăn gối của bạn còn ẩn chứa thêm nhiều loại ký sinh trùng, vi khuẩn khác như: chấy, nấm Aspergillus Fumigatus, kiến lửa… Nếu không giặt giũ và tiêu diệt vi khuẩn triệt trước Tết sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh và ảnh hưởng sức khỏe của bạn vào năm mới.

Mẹo hay tiêu diệt vi khuẩn trên chăn gối triệt để đón Tết an nhiên và khỏe mạnh

gối

Như bạn đã biết, chăn mền đã tồn tại vô số vi khuẩn, kí sinh gây hại cơ thể. Để tiêu diệt triệt để vi khuẩn chỉ có thể giặt giũ qua nước sôi 100 độ C với thời gian lâu hơn vài phút. Tuy nhiên, việc giặt giũ bằng nước có nhiệt độ cực nóng sẽ khiến chất vải bị hư hỏng nặng. Bề mặt chăn mền sẽ bị xù lông, ố màu và một số chất liệu chăn mền còn bị co rút, mất dáng. Để tiêu diệt vi khuẩn bảo vệ sức khỏe và bảo quản chăn mền bền lâu dịp Tết này, bạn có thể mang đồ giặt của mình tới EZ Laundry để xử lý tốt nhất nhé!
Ngoài ra bạn có thể tham khảo các mẹo dưới đây:
1 – Ngâm chăn màn trong nước nóng hoặc sử dụng chế độ sấy nóng của máy giặt để sấy khô chăn gối. Đây là 1 cách hiệu quả để diệt bọ rệp vì chúng không chịu được nhiệt độ cao.
Tuy nhiên nhược điểm của cách này là một số đồ dùng sẽ bị co rút hoặc hư hỏng do nhiệt độ cao.

2- Vệ sinh đệm bằng chất tẩy rửa tự nhiên như baking soda, giấm, nước muối,…

3- Sử dụng tinh dầu oải hương

Không chỉ là nguyên liệu được yêu thích và sử dụng rộng rãi trong sản xuất xà phòng tắm, tinh dầu oải hương còn có khả năng tiêu diệt rệp giường vô cùng lợi hại vì tinh dầu oải hương có khả năng kháng khuẩn và xua đuổi côn trùng.
Bạn có thể pha khoảng 15 -20 giọt tinh dầu oải hương với nước và xịt khắp phòng, không chỉ mỗi chăn ga gối. Bạn có thể sử dụng tinh dầu này với tần suất khoảng 2 ngày/ lần để ngăn ngừa bọ rận quay trở lại và đem đến mùi hương tự nhiên dễ chịu cho căn phòng.

4- Sử dụng tinh dầu diệp trà

Từ lâu ông cha ta đã phát hiện ra khả năng kháng khuẩn, kháng nấm hiệu quả của chiết xuất tinh dầu từ cây diệp trà. Chính nhờ các khả năng thần kỳ này, tinh dầu diệp trà cũng vô cùng hữu ích trong việc loại bỏ sự sinh sôi của bọ rận trong chăn ga nệm gối. 

Bạn có thể pha loãng khoảng 20-30 giọt tinh đầu diệp trà với nước, sau đó xịt  khắp căn phòng như tủ quần áo, giường, rèm cửa,… Đặc biệt là những vị trí khuất sáng của phòng ngủ. Tần suất tốt nhất là 1 tuần 1 lần để ngăn chặn  sự quay trở lại của bọ rệp. Bên cạnh đó, bạn nên áp dụng phương pháp này từ sớm trước khi bọ rệp bắt đầu xuất hiện và gây ra các vấn đề ngứa ngáy,….

5- Sử dụng lá bạc hà

Tương tự như tinh dầu oải hương và tinh dầu diệp trà, lá bạc hà có tính kháng khuẩn,sát khuẩn rất cao. Để sử dụng lá bạc hà tiêu diệt bọ rệp và vệ sinh nệm chăn ga gối, bạn hãy nghiền nát lá bạc hà và rải đều khắp những vị trí nghi ngờ bọ rệp đang làm tổ. Bạn nên thay lá mới mỗi ngày vì để lâu ngoài không khí, lá bạc trà sẽ mất dần khả năng diệt khuẩn. 

Bên cạnh sử dụng lá bạc hà, bạn có thể sử dụng tinh dầu bạc hà thay thế. Tương tự cách sử dụng tinh dầu oải hương hay diệp trà, bạn pha khoảng 15-20 giọt tinh dầu bạc hà với nước và xịt xung quanh căn phòng. Để tăng cường hiệu quả, bạn có thể pha hỗn hợp tinh dầu bạc hà và tinh dầu oải hương với tỉ lệ 1:1, chẳng hạn 15 giọt tinh dầu bạc hà và 15 giọt tinh dầu oải hương. 

 

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *